Hiểu về 10 sáng kiến của Google giúp cho bạn làm SEO tốt hơn

Tìm hiểu về SEO luôn là một thách thức với những người trong lĩnh vực online marketing. Thông tin thì rất nhiều trên internet và có thể gây nhiễu loạn cho người tìm hiểu, vì thế nếu cần một điều gì đó chắc chắn bạn phải đi tìm từ gốc của nó, đó là Google.
Vì thế trong bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu những điều mà Google dựa vào đó để đánh giá và xếp hạng tìm kiếm.
Những sáng kiến của Google là gì?
Bất kỳ khi nào Google có một sáng kiến mới để cải thiện kết quả tìm kiếm thì họ lại đăng ký sáng kiến này với văn phòng cấp bằng sáng chế của Mỹ (USPTO). Những sáng kiến này giúp cho Google có một lợi thế trong việc tổ chức và xếp hạng kết quả tìm kiếm so với các đối thủ khác. Và họ cũng muốn bảo vệ chúng để không bị các đối thủ sao chép.
Tại sao phải nghiên cứu các sáng kiến của Google?
Công việc của một người làm SEO luôn phải theo đuổi các thay đổi thuật toán của các công cụ tìm kiếm, mà nhất ở đây là Google.
Vì thế việc nghiên cứu các sáng kiến của Google luôn cho bạn một tầm nhìn trong tương lai, dự đoán được cách xếp hạng mà Google sẽ áp dụng từ đó cho phép bạn có thể đi trước một bước so với các đối thủ.
Các sáng kiến của Google được tìm kiếm ở đâu?
Tất nhiên rồi, bạn có thể vào website của USPTO và chọn thông tin về Google. Tuy nhiên, Google thì có rất nhiều sáng kiến và không phải cái nào cũng liên quan đến SEO. Điều này cũng gây khó khăn cho bạn.
Một cách tiếp cận nhanh và có hiệu quả hiện nay là bạn phải theo dõi những người đam mê về SEO. Đây là những từ điển sống mà bạn có thể theo dõi để cập nhật các thông tin cho mình. Một trong số đó là Bill Sladewski, người đã cung cấp những kiến thức về SEO trên Blog của mình là SEO by the SEA.
Sau đây là 10 sáng kiến của Google quan trọng đối với SEO
1. Nhóm nội dung
Thông thường khi xây dựng một trang web thì bạn đã chọn cho nó một lĩnh vực nhất định. Tuy nhiên, trên trang đó còn phải có thêm các lĩnh vực con.
Việc nhóm các lĩnh vực này vào trong một nhóm chung sẽ giúp cho chúng tiếp cận cao nhất khi có một truy vấn từ người dùng liên quan đến lĩnh vực đó.
Một điều cần lưu ý là có thể một bài trên trang web có chất lượng nội dung tốt nhưng nó không cùng chủ đề với các bài khác thì nó cũng không mang lại một giá trị gì cả.
Ý nghĩa SEO: Điều này rất có ý nghĩa khi làm SEO. Bạn không thể lấy một bài về lĩnh vực thời trang để gắn vào một trang web về công nghệ.
2. Chấm điểm nội dung dựa trên ngày đăng bài
Điều thứ 2 này chỉ ra cho chúng ta thầy rằng điểm một nội dung được đánh giá liên quan tới độ tuổi của nó, đó là ngày mà nó được Google thu thập dữ liệu lần đầu tiên.
Thêm một khái niệm được đề cập trong phần này đó là tỷ lệ liên kết trung bình.
Thông tin này được tính: Tổng số backlink chia cho tuổi của trang.
Ý nghĩa SEO: Mặc dù việc xếp hạng dựa trên tuổi của trang là không có gì mới. Tuy nhiên trong phần này đã chỉ ra cho bạn một khái niệm mới là tỷ lệ liên kết trung bình. Điều này chứng tỏ nếu trang càng cũ trọng lượng của mỗi backlink riêng lẻ càng giảm. Vì thế nếu muốn trang của bạn có xếp hạng cao bạn phải tạo ra nhiều nội dung mới và có các backlink mới về nó nữa.
3. Công cụ tìm kiếm dựa trên ngữ cảnh của người dùng:
Trong những năm qua, Google đã công bố các tài liệu liên quan đến từ khóa và chuyển dần sang cụm từ khóa và hiện tại chuyển sang ngữ cảnh người dùng. Một trong các tài liệu mới nhất được công bố cho rằng việc xây dựng nội dung không chỉ tập trung vào các từ khóa mà phải bao gồm cả ngữ cảnh của người dùng. Điều này có nghĩa là các chủ đề sẽ rộng hơn rất nhiều so với các tử khóa chính xác.
Ý nghĩa SEO: Hiện tại có vẻ như Google đang muốn hướng đến sự hài hòa của các từ khóa truyền thống và ngữ cảnh người dùng. Ví dụ: nếu bạn đang tạo một trang về những chiếc áo khoác dạ tốt nhất, Google có thể mong đợi thấy một số thuật ngữ ít rõ ràng hơn như nước, đi bộ đường dài và ngỗng.
4. Xếp hạng dựa trên thời gian xem
Cũng như các công bố về thời gian xem một video thì thời gian trên trang web cũng được xem xét đến tính điểm.
Ý nghĩa SEO: Việc bạn thu hút người dùng vào trang là một chuyện nhưng bạn giữ thời gian người dùng trên trang sẽ giúp website của bạn thăng hạng đấy. Bạn nên dùng nhiều yếu tố về nội dung như Hình ảnh, video, thăm dò ý kiến, bình luận…để giữ chân người dùng.
5. Cập nhật kết quả xếp hạng dựa trên phản hồi ngầm hiểu của người dùng
Trước đây tỷ lệ nhấp chuột (CTR) thường được đánh giá cao trong việc xếp hạng nhưng giờ đây yếu tố này chưa phải là duy nhất.
Bây giờ ngoài CTR thì phải tính đến thời gian khách hàng ở lại trên trang của bạn bao lâu nữa. Đó là bạn có CTR cao và tỷ lệ thoát trang thấp mới được gọi là thành công.
Ý nghĩa SEO: Như yếu tố thứ 4 ở trên, ngoài việc làm sao tiếp cận với người tiêu dùng và kêu gọi họ vào trang thì bạn phải làm sao giữ họ trên trang càng lâu càng tốt.
6. Dự đoán chất lượng trang web
N-Gram là sáng kiến của Google nhằm đánh giá nội dung của một website. Họ dùng một số website có nội dung chất lượng đã được thiết lập trước đó và tạo ra một nội dung mới trên cơ sở các nội dung đã có. Từ đó đánh giá điểm chất lượng của bản copy mới này.
Ý nghĩa SEO: Nếu nội dung của bạn không có giá trị với người dùng như nhồi nhét từ khóa, bài viết không tốt thì ngoài việc bị người dùng rời trang nhiều, bằng N-Grams Google cùng đáng giá website của bạn có chất lượng thấp. Vì thế bạn nếu có thể bạn nên tự sáng tạo nội dung, còn trong trường hợp copy thì phải nên chỉnh sửa làm sao nội dung thật sự thu hút.
7. Kết quả tìm những ngôn ngữ tự nhiên cho các truy vấn
Yếu tố thứ 7 này mô tả cơ chế xác định tính đủ điều kiện của đoạn trích nổi bật. Về cơ bản, bất cứ khi nào có một truy vấn ngôn ngữ tự nhiên với ý định rất rõ ràng, ví dụ: bảy tội lỗi chết người là gì, Google sẽ quét các trang xếp hạng hàng đầu và tìm kiếm một tiêu đề nghe rất giống với truy vấn, theo sau là một câu trả lời ngắn gọn, ví dụ: một danh sách bảy tội lỗi.
Ý nghĩa SEO: Hãy nhớ rằng mỗi tiêu đề (H2-H6) trong nội dung của bạn có khả năng được sử dụng trong một rich snippet. Về cơ bản, mỗi tiêu đề(H2-H6) phải được viết như thể nó là một câu truy vấn(ngôn ngữ tự nhiên có bao hàm từ khóa) và sau đó là nội dung cung cấp câu trả lời cho truy vấn này.
Dưới đây là một ví dụ hoàn hảo về rich snippet – một trong các tiêu đề là đối sánh chính xác cho truy vấn về cách thay tã và theo sau là danh sách các bước được đánh số:
8. Xếp hạng dựa trên hành vi người dùng hoặc tính năng
Đây là điều mà một SEOer nên chú ý. Yếu tố này nó đánh giá dựa trên anchor text của bạn dùng cho link.
Nếu bạn có một link cần dẫn thì anchor text làm sao phải nêu bật được link cần dẫn đến. Điều này giúp cho người dùng hứng thú với thông tin của trang mà bạn đưa họ đến. Và khả năng người dùng nhấp vào càng cao thì bạn có thứ hạng càng cao.
Ý nghĩa SEO: Trong khi thực hiện SEO thì việc internal link và backlink là điều một SEOer luôn phải làm. Với yếu tố đánh giá này bạn phải làm sao xây dựng được anchor text gần với nội dung mình muốn chuyển người dùng đến và trong nội dung đó có những từ khóa liên quan và các ngữ cảnh phù hợp.
9. Xác định thước đo chất lượng tài nguyên
Khi có một backlink về website của bạn thì không có nghĩa là nó đã mang lại sức mạnh cho website mà nó còn phụ thuộc vào việc backlink đó mang về cho bạn bao nhiêu lượt nhấp nữa.
Ý nghĩa SEO: Trong khi xây dựng backlink, thông thường bạn luôn muốn đặt nhiều link thì tốt. Tuy nhiên, nếu bạn đặt quá nhiều mà không ai nhấp vào thì cũng vô nghĩa mà thôi. Điều này thôi thúc bạn phải chọn lựa nội dung, anchor text làm sao để kích thích người đọc nhấp vào link đó càng nhiều càng tốt.
10. Nhận diện các tín hiệu của local search
Local search là một điều ngày nay không thể bỏ qua. Nó sẽ làm cho website của bạn nổi bật trong số các đối thủ nếu được các “chuyên gia” đánh giá tốt, Google My Business là một ví dụ.
Ý nghĩa SEO: Khó có một thông số rõ ràng nào cho local search. Nhưng với Google My Business thì bạn có thể làm sao khuyến khích khách hàng đánh giá tốt cho bạn bằng những phần thưởng. Trong trường hợp khách hàng đánh dấu bạn kém thì bạn phải nỗ lực hơn nữa.
Đoạn kết
Với 10 sáng kiến trên của Google nhằm giúp tạo ra một kết quả tìm kiếm công bằng hơn, có trải nghiệm người dùng tốt hơn. Qua đây cũng giúp cho các SEOer thấy rằng công việc của họ không phải chỉ việc viết nội dung thật nhiều bằng cách copy từ các nguồn có sẵn hoặc đi backlink một cách vô tội vạ.
Công việc của họ nhiều hơn họ tưởng nhiều, từ việc nhóm nội dung lại với nhau, tạo ra nội dung giá trị với người dùng, một danh sách để người dùng dễ tiếp cận rồi những backlink làm sao có người nhấp về trang đích.
Hy vọng qua nội dung chia sẻ trên, chúng tôi có thể giúp một SEOer biết được những điều mình cần làm cho một website của mình.